Du lịch cộng đồng là gì? Du lịch cộng đồng là một trải nghiệm du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương vào chuỗi cung ứng và quản lý. Mô hình này hình thành, phát triển dựa trên tiềm năng về giá trị văn hoá vốn có và được khai thác, tổ chức bởi những cư dân bản địa
Du lịch cộng đồng là gì? Du lịch cộng đồng là một trải nghiệm du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương vào chuỗi cung ứng và quản lý. Mô hình này hình thành, phát triển dựa trên tiềm năng về giá trị văn hoá vốn có và được khai thác, tổ chức bởi những cư dân bản địa
Cụ thể, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống của người dân, được cung cấp chỗ ở, hòa mình đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động văn hóa cộng đồng cư dân bản địa. Đây cũng là cơ hội để du khách tìm hiểu, khám phá về văn hóa, bản sắc và những giá trị truyền thống tại địa phương.
Du lịch cộng đồng ở Việt Nam đang phát triển thành xu hướng du lịch mới, được nhiều du khách lựa chọn. Hiện nay, đã có rất nhiều khu vực phát triển mô hình này tại Việt Nam như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ… Nguồn thu từ việc phát triển du lịch cộng đồng vừa giúp người dân có thêm thu nhập, phát triển kinh tế bền vững, vừa góp phần bảo tồn tài nguyên và giá trị di sản của địa phương.
Các nguyên tắc cơ bản của du lịch cộng đồng là gì?
Cụ thể, các nguyên tắc cơ bản của du lịch cộng đồng sẽ bao gồm bình đẳng xã hội, tôn trọng văn hoá địa phương và các di sản văn hoá, quyền làm chủ và sự tham gia của người dân địa phương.
• Bình đẳng xã hội: Các thành viên của cộng đồng sẽ tham gia lập kế hoạch, thực hiện và cũng như là quản lý các hoạt động du lịch trong cộng đồng của mình. Đồng thời, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác chuẩn bị, thực hiện và tổ chức các hoạt động du lịch đều được chú trọng. Đặc điểm của du lịch cộng đồng ở đây là các lợi ích kinh tế sẽ được chia đều, không chỉ cho các công ty lữ hành du lịch mà cho cả các thành viên cộng đồng.
• Tôn trọng văn hoá địa phương và các di sản thiên nhiên: Hầu hết các hoạt động du lịch đều tiềm tàng các tác động tích cực và tiêu cực đến cộng đồng địa phương và môi trường tự nhiên. Quan trọng là các giá trị văn hoá địa phương và môi trường thiên nhiên được tôn trọng, bảo vệ thông qua các hoạt động tích cực của tất cả các đối tác trong ngành Du lịch địa phương nhằm duy trì cấu trúc xã hội địa phương. Do đó, các cộng đồng không những phải nhận thức được trách nhiệm và vai trò của mình khi cung cấp các trải nghiệm du lịch thành công, mà còn phải hiểu các những động tích cực, tiêu cực của hoạt động du lịch có thể ảnh hưởng đến họ, cũng như là môi trường tự nhiên của họ nếu thiếu quy hoạch hay quản lý.
• Chia sẻ lợi ích: Việc chia sẻ các lợi ích từ du lịch cộng đồng đòi hỏi cộng đồng phải nhận được các lợi ích tương tự như các đối tác liên quan khác. Thông thường, doanh thu từ các hoạt động du lịch sẽ được chia cho tất cả những người tham gia và để riêng một phần đóng góp quỹ cho toàn bộ cộng đồng. Theo đó, quỹ này sẽ được sử dụng cho các mục đích như tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng như cầu, diện, đường sá hoặc các lĩnh vực lợi ích cộng đồng khác như giáo dục và y tế.
• Sở hữu và tham gia của địa phương: Các loại mô hình du lịch cộng đồng thành công sẽ khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực và kiến thức của cộng đồng địa phương để đạt được các kết quả trong du lịch. Chính vì thế, sự tham gia của cộng đồng địa phương từ khâu lập kế hoạch đến giai đoạn thực hiện và đánh giá là rất quan trọng trong việc phát huy được tối đa sự tham gia của địa phương và đảm bảo một cách tốt nhất quyền sở hữu của địa phương.
Vai trò của du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng là xu hướng du lịch được nhiều người quan tâm và ưa chuộng nên có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Chính vì thế, loại hình du lịch này có một số vai trò cụ thể như:
Nâng cao nhận thức cộng đồng
Loại hình du lịch này sẽ giúp cải thiện nhận thức của người dân trong việc bảo tồn di sản, hệ sinh thái và bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, loại hình du lịch này còn giúp cộng đồng nâng cao trình độ, nghiệp vụ cũng như ý thức chống các trào lưu du nhập mà không phù hợp.
Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc và thiên nhiên
Có thể nói, du lịch cộng đồng là giải pháp tốt nhất để giữ gìn, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, thiên nhiên. Bởi vì loại hình này vận hành dựa trên giá trị văn hóa địa phương và sử dụng dịch vụ tại chỗ. Chính điều này sẽ góp phần củng cố vai trò trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa, đồng thời thúc đẩy nghề nghiệp truyền thống phát triển.
Tạo việc làm và gia tăng thu nhập cho người địa phương
Hình thức du lịch này còn đóng góp vào việc tạo thu nhập, việc làm cho người dân bản địa. Từ đó đảm bảo tính cân bằng, phát triển kinh tế bền vững, nhất là ở những địa phương vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.
Kết nối du khách và dân bản địa
Thông qua những hoạt động trải nghiệm thực tế cùng nhau, du khách và người dân địa phương sẽ có sự gắn kết nhiều hơn. Điều này sẽ tạo cho du khách cảm giác gần gũi khi thấu hiểu về văn hoá, con người và cuộc sống tại nơi đó. Đồng thời, người dân cũng sẽ cảm thấy tự hào khi chia sẻ về những khía cạnh trong cuộc sống tại cộng đồng.
Những tác động của du lịch cộng đồng
Mô hình du lịch cộng đồng mang lại nhiều lợi ích tích cực nhưng vẫn sẽ tồn tại một số tác động tiêu cực đến cộng đồng dân cư làm ngành du lịch. Cụ thể được phân tích dưới đây:
Tác động tích cực
• Giảm tỷ lệ thất nghiệp khi tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương, nhất là những nơi vùng sâu vùng xa.
• Phát triển kinh tế địa phương thông qua việc cung ứng các dịch vụ, bán sản phẩm địa phương để phục vụ du lịch và thu lợi nhuận từ những nguồn lực đó.
• Những vùng du lịch cộng đồng sẽ được ưu tiên về vốn đầu tư, cơ sở vật chất từ cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ.
• Cung cấp thị trường phát triển cho sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ địa phương.
• Góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương nói riêng và quốc gia nói chung.
Điểm danh các loại hình du lịch cộng đồng hiện nay
Việt Nam là một quốc gia sở hữu nhiều lợi thế về các loại hình du lịch cộng đồng nhờ sự đa dạng của địa hình từ đồng bằng sông nước đến núi non hùng vĩ. Cùng với những bản sắc văn hóa đặc trưng, riêng biệt từ 54 dân tộc anh em đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Việt phát triển theo nhiều hướng sau đây.
Du lịch sinh thái
Đây là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn liền với bản sắc văn hóa địa phương và có sự tham gia của cộng đồng để phát triển bền vững. Theo đó, khi tham gia du lịch tại các khu du lịch sinh thái , du khách sẽ được tìm hiểu văn hóa, tham quan các cảnh quan và môi trường tại địa phương.
Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch khai thác dựa trên lịch sử, khảo cổ học và văn hóa tại địa phương. Du khách khi lựa chọn hình thức này sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu về văn hóa đặc trưng của vùng miền, biết đến những sự kiện lịch sử hào hùng, những địa điểm tôn giáo nổi tiếng hay những tác phẩm khảo cổ được giữ gìn từ thời xa xưa của vùng miền đó.
Du lịch nông nghiệp
Du lịch nông nghiệp dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, theo đó du khách sẽ tham quan những vùng nông nghiệp như trang trại chăn nuôi, vườn cây ăn trái,… để trải nghiệm các hoạt động thực tế với người dân bản địa. Những nơi này sẽ phát triển nhiều dịch vụ tương ứng để đáp ứng nhu cầu của du khách theo mô hình du lịch cộng đồng.
Du lịch dân tộc, bản địa
Hình thức du lịch này sẽ do người địa phương hoặc đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp tham gia quản lý và vận hành các hoạt động liên quan. Theo đó, yếu tố then chốt và quan trọng nhất để thu hút du khách tới để tham quan, trải nghiệm là những nét văn hóa bản địa đặc trưng.
Du lịch làng
Du lịch làng là hình thức du lịch cộng đồng mà du khách sẽ được đến các ngôi làng hay làng nghề truyền thống của Việt Nam để trải nghiệm cuộc sống thôn bản. Tại đây, các du khách sẽ sinh hoạt chung và trải nghiệm công việc truyền thống của người dân bản địa.
Du lịch nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ
Đây là hình thức du lịch cho phép du khách trải nghiệm, tìm hiểu về nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ. Theo đó, du lịch nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ sẽ bao gồm các hoạt động như tham quan các di tích văn hoá, trung tâm mỹ nghệ, xưởng sản xuất sản phẩm thủ công hoặc trải nghiệm học làm sản phẩm thủ công. Đặc biệt những năm gần đây cộng đồng người du lịch trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang chú trọng tới trải nghiệm du lịch cộng đồng tại các doanh nghiệp xã hội, cơ sớ sản xuất kinh doanh các sản phẩm thủ công, sản phẩm ứng dụng, sử dụng vật liệu tự nhiên, truyền thống đậm bản sắc văn hóa vùng miền. Hơn thế nữa, du khách tham gia hoạt động du lịch này được trải nghiệm những cảm xúc đầy tính nhân văn khi họ hòa mình vào đời sống và công việc của những người khuyết tật, người yếu thế trong xã hội mà Kym Việt ( Doanh nghiệp của người khuyết tật và vì người khuyết tật ) là một trong những mô hình điển hình thu hút lớn sự quan tâm và trải nghiệm của du khách trong và ngoài nước.